Người dân ngậm đắng nuốt cay vì ớt

Sau hàng loạt các loại nông sản như khoai mì, dưa hấu,… bị dội chợ do gặp trở ngại từ thị trường Trung Quốc thì nay đến lượt người trồng chuối, ớt,… đang lao đao

ớt

Nhờ có nhiều vùng đất phù sa màu mỡ nên ở huyện Thanh Bình từ lâu đã được mệnh danh là vựa ớt lớn nhất ở miền Tây, ở đây có diện tích gieo trồng lên tới 2000 ha với tổng sản lượng từ khoảng 40000 cho đến 50000 tấn/năm


Năm 2011, ớt Thanh Bình đã được Cục sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể. Sau đó, người trồng ớt đã có những hy vọng có được những chính sách tốt nhất, đặc biệt là thị trường tiêu thụ để phát triển ớt ở nước ta.
Tuy vậy, theo những khảo sát mới nhất của Viện Nghiên cứu phát triển DBSCL thì thị trường tiêu thụ ớ của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn có quá nhiều lệ thuộc vào Trung Quốc với khoảng 80% sản lượng và chủ yếu xuất tiểu ngạch nên giá cả luôn bấp bênh.
Theo tìm hiểu thì được biết trong thời gian gần đây có một số thương lái Trung Quốc đến tạm trú tại địa phương này và dụ người dân trồng các loại ớt là với nhãn hiệu Demon sau đó hứa sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm này với giá cao. Nhưng khi đến lúc nông dân ồ ạt trồng thì lại không thấy các thương lái đó đến mua ớt nữa.
Theo như Ông Lê Văn Cương thì trước đây, khi nhà ông trồng ớt chỉ thiên thì bán được với giá dao động từ 25000 – 30000 đồng/kg. khi nó xuống giá thấp thì cũng chỉ đến 12000 – 14000 đồng/kg, tuy vậy nhưng nông dân vẫn có lãi. Nhưng khi trồng ớt do các thương lái Trung Quốc dụ dỗ thì gia đình Ông lại thua lỗ nặng. Giá ớt Demon chỉ khoảng 2000 – 3000 đồng.kg mà không dễ gì để bán nó.
Theo Ông Nguyễn Văn Quý, một thương lái chuyên thu mua ớt ở huyện Thanh Bình thì sở dĩ có việc này là vì ở Thanh Bình đã nổi tiếng về độ cay nồng và thơm. Đôi khi, họ còn đưa giống cho các đại lý thuốc bảo vệ thực vật để nhờ các đại lý này dụ dỗ bán cho người nông dân với gia rẻ lời cao.


Copyright © 2013 THỊ TRƯỜNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT All Right Reserved.