Để xuất khẩu thanh long phải “triệt sản” ruồi

Việc xuất khẩu trái thanh long từ trước tới nay vẫn đang bị hạn chế vì các trái chín thường bị ruồi đục, không thể bảo quản lâu ngày để vận chuyển tới các thị trường xa. Người ta phải chiếu xạ cho từng lô hàng thanh long để bảo quản hoặc họ phải thun thuốc bảo vệ thực vật, việc làm này vừa tốn kém lại vừa có nguy cơ sản phẩm không thể đáp ứng nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu

thanh long

.
Việc sử dụng các phương pháp sinh học để xử lý bệnh ruồi đục ở trái thanh long  không ảnh hưởng tới chất lượng trái và sức khỏe người tiêu dung nên đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của nhà vườn và các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả để tăng lượng xuất khẩu và mở rộng thị trường.



Theo như thông tin từ Viện Bảo vệ Thực vật, Thị trường nông nghiệp Việt Nam thì hiện nay  đang cùng với các nhà khoa học nghiên cứu đề tài  làm “bất hoạn sinh dục” ở ruồi đực đục quả trước khi thả ra môi trường để giao phối với ruồi cái. Việc làm này khiến trứng ruồi đục trái không thể nở thành dòi và ruồi con được.
“Bất hoạn sinh dục” là việc ta thực hiện nuôi ruồi đực trong phòng thí nghiệm và chúng sẽ được chiếu xạ, làm mất khả năng sinh sản nên khi giao phối với ruồi cái sẽ không thể cho ra ruồi con được.
Trước khi thả ruồi đực bất hoạn sinh dục ra thì các nhà khoa học sẽ tiến hành các thống kê cần thiết để  ước định số lượng ruồi đực và cái sông ngoài tự nhiên, từ đó sẽ tính được số lượng ruồi đực bất hoạt sinh dục thả ra. Việc làm này sẽ không cần dùng đến thuốc bảo vệ thực vật.


Copyright © 2013 THỊ TRƯỜNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT All Right Reserved.