Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách an toàn hiệu quả

Để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hiệu quả nhất, cần tuân thủ một số nguyên tắc, kỹ thuật sau:





1.     Kỹ thuật 4 đúng trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
1.1 Dùng đúng thuốc: Trước khi chọn mua một loại thuốc nào đó, người nông dân phải biết loại sâu bệnh hại mà mình đang phòng trừ. Cần tránh trường hợp sử dụng một loại thuốc trong nhiều vụ liên liếp và nên ưu tiên mua loại thuốc ít độc, có thời gian cách li ngắn.
Nên mua các loại thuốc có hiệu lực trừ sâu bệnh cao nhưng tương đối ít độc đối với sinh vật có ích.
1.2 Dùng đúng liều lượng: Thuốc dùng với liều cao hơn khuyến cáo càng làm gia tăng nguy cơ bị độc của người đi phun thuốc, ngoài ra người sống ở gần vùng phun thuốc và người sử dụng nông sản có phun thuốc.
1.3. Dùng đúng lúc: Đối với các loại dịch hại thì phun đúng lúc là phun thuốc vào thời điểm mà dịch ahij trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt nhất. Các loại sâu hại thường bị tiêu diệt trong gian đoạn sâu non. Còn đối với thuốc trừ cỏ thì phải tùy thuộc theo đặc điểm của từng loại thuốc và sử dụng vào lúc thuốc có tác động mạnh nhất đến cỏ dại và có ít nguy cơ gây hại nhất cho cây trồng. Phun đúng lúc là tránh phun vào lúc trời sắp mưa to có thể làm rửa trôi hết thuốc trên cây và lá. Khuyến cáo nên phun vào lúc chiều trời mát, có gió nhẹ để thuốc không bay vào mắt hoặc mặt người hoặc bay vào nhà ở gần nơi phun.
1.4. Dùng đúng cách: Trước tiên ở khâu pha thuốc, pha làm sao để cho chế phẩm sử dụng được hòa thật đồng đều vào nước tan hết trong nước vì chỉ có như vậy khi phun thuốc sẽ được trang trải thật đều trên vật phun.
2.     Đảm bảo thời gian cách ly cho từng loại thuốc bảo vệ thực vật trên từng loại cây trồng.
2.1. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên  cây trồng, nông sản
Khi phun thuốc bảo vệ thực vật một thời gian thì thuốc sẽ để lại trên cây và thồng thường là ở cả các mô thực vật một lượng thuốc nhất định. Một thời gian sau, lượng hoạt chất bám trên cây và tồn tại bên trong mô thực vật sẽ giản dần. Càng để xa ngày phun rải thuốc thì dư lượng thuốc bên ngoài và bên trong cây càng giảm thấp
2.2. Mức dư lượng tối đa cho phép:
Một loại thuốc bảo vệ thực vật chỉ có thể gây độc cho cơ thể người và động vật máu nóng.  Nếu thuốc thâm nhập vào cơ thể người với lượng thấp hơn lượng giới hạn thì chưa thể gây hại cho cơ thể được. Thuốc nào có độc tính càng cao thì giới hạn đó càng thấp và ngược lại loại thuốc nào có độc tính càng thấp thì giới hạn càng cao.
2.3. Thời gian cách ly Thời gian của một loại thuốc bảo vệ thực vật đối với một loại nông sản là thời gian kể từ ngày phun loại  loại thuốc đó lần cuối trong vụ đến ngày thu hoạch nông sản đã có phun thuốc. Có thể thay đổi thời gian cách ly từ một vài ngày đến một một vài tuần tùy thuộc theo độc tính của thuốc.
3.     Đảm bảo an toàn trong khâu cất giữ tại nhà những thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chưa hết
Đối với những thuốc bảo vệ thực vật ta mua về mà chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết phải được cất giữ trong các phòng riêng biệt, phải để nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp và để xa gia xúc.
Không trút đổ thuốc thừa, thuốc chưa dùng hết sang bất kỳ đồ đụng nào khác vào bất ký mục đích gì..
Trên đây là cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả
Copyright © 2013 THỊ TRƯỜNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT All Right Reserved.