"Vua Chuối" đất Bắc - hiến kế giúp Chuối bà con Đồng Nai

     Trong khi chuối của bà con nông dân Đồng Nai và các tỉnh phía Nam đang trong giai đoạn ế ẩm thì ở vựa chuối lớn nhất miền Bắc, anh Phạm Năng Thành (Khoái Châu – Hưng Yên) lại không có chuối mà bán.

Vua chuối đất Bắc hiến kế cứu giúp chuối

     Đã từ lâu, anh được mệnh danh là “Vua chuối” ở miền Bắc, anh có cho biết tính đến thời điểm hiện tại, anh có khoảng hơn 60ha đất trồng chuối tại Hưng Yên, mỗi năm cho sản lượng 3 – 4 nghìn tấn. Giá chuối ngoài Bắc dao động trong khoảng 10 nghìn/kg trong thời gian gần đây.
     Anh Thành còn cho biết, vườn chuối tiêu nhà anh phần lớn tiêu thụ trong các chợ, siêu thị, một phần cũng xuất khẩu đi các nước khác như Hàn Quốc, Nga, một số nước Trung Đông và gần như anh không quan tâm đến thị trường Trung Quốc.
     Cũng cùng là chuối tiêu, tuy nhiên nếu bà con trồng chuối tiêu hồng sẽ an toàn hơn khá nhiều và cũng được giá gấp 3 lần. Đặc biệt, có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn, nhu cầu cao.
     Ngoài ra, anh còn cho biết, nếu bà con ở Đồng Nai trồng chuối tiêu hồng đem qua mạng lưới phía Bắc tiêu thụ hiện tại của anh, anh cũng có thể hỗ trợ mua mỗi ngày một container 20 tấn để bán trong nội địa do nhu cần rất lớn. Nhưng, giống chuối bà con Đồng Nai trồng là chuối già Nam Mỹ thì lại khác, rất khó tiêu thụ.
     Anh có chia sẻ, “Giống chuối già Nam Mỹ thường có năng suất cao hơn chuối tiêu hồng khá nhiều, thời gian thu hoạch cũng ngăn hơn, tuy nhiên chất lượng lại không bằng, ăn nhạt hơn. Vả lại, quả chuối to quá, một buồng chuối có khi lên tới 50 – 70kg nên người dân đôi khi cũng ngại và không dám mua để ăn”.
     Theo anh Thành cho biết, giống chuối bà con trong Nam hiện đang trồng nhiều, muốn xuất khẩu thì phải trồng theo liên kết hợp tác xã, phải có người đứng mũi chịu sào mới được. Vả lại, phải trồng tập trung, phải có thời gian cách ly với thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất phải có mẫu mã đều thì mới có thể xuất khẩu được.
     Theo như “vua chuối” đất Bắc có chia sẻ, bà con còn trồng kiểu tự phát, không tập trung thì cũng không thể xuất khẩu được. Không riêng gì chuối, mà bất kỳ các loại hoa quả khác cũng vậy nên mới sinh ra cảnh “thiếu vẫn thiếu, thừa vẫn thừa”.
     Do vậy, bà con phải liên kết dạng hợp tác xã, trồng quy mô lớn, thống nhất cùng một giống, ngày nào phun thuốc, ngày nào bón phân… phải ghi chép rõ ràng. Lúc thu hoạch cần có thời gian cách ly, không thể xuề xoà với nước ngoài.
     Theo “vua chuối” đất Bắc, ngay cả anh cũng phải liên kết với hợp tác xã, với các doanh nghiệp tiêu thụ mua. Anh nói: “Cái quan trọng là kỹ thuật, đầu vào, đầu ra chúng tôi lo tất. Trước khi thu hoạch 1-2 tháng, chúng tôi đã ký hợp đồng, đặt tiền cọc cho bà con nông dân, mua theo giá thị trường nên họ yên tâm. Không thể hứa khơi khơi bằng mồm được. Đã ký kết lo đầu ra, thì đắt rẻ thế nào tôi cũng là người chịu trách nhiệm”.

Sau
.
Older Post
Copyright © 2013 THỊ TRƯỜNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT All Right Reserved.