Đặc điểm và tác dụng của thuốc trừ sâu sinh học đến sâu bệnh hại
thuốc trừ sâu sinh học
- Đa số các thuốc trừ sâu thuộc nhóm thuốc bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất nông
nghiệp hầu như đều là những chất hữu cơ tổng hợp:
Một số thuốc trừ sâu không phải do con người tổng hợp ra mà chúng
là những phế phẩm chứa những vi sinh vật hoặc những độc tố do vi sinh vật tạo
ra có tác dụng trừ sâu cỏ. Ngoài ra các loại Thuốc khác còn có nguồn gốc từ
thực vật. Các thuốc trừ sâu thường có tác động đến sâu hại ở giai đoạn sâu non,
ấu trùng: sâu non càng nhỏ tuổi thì thuốc càng có tác dụng, càng dễ diệt.
- Thuốc thường không có tác dụng với giai đoạn nhộng và phần lớn
thuốc tác động đến hệ thần kinh côn trùng nên chúng diệt côn trùng tương đối
nhanh.
- Tùy theo các nhóm thuốc, các dạng thành phần mà độc tính của thuốc trừ sâu đối với con người và động vật có ích
là khác nhau
Thuốc trừ sâu, hay còn được gọi là thuốc bảo vệ thực vật, chúng có
tác động đến sâu bệnh hại theo nhiều cách khác nhau như:
- Tác động đến đường ruột(tác động vị động): Các loại thuốc trừ sâu thường được phun rải rác đều trên cây,
lá,… khi phun xong sâu sẽ ăn phải thuốc cùng với rau, thức ăn ưa thích của
chúng, sau đó thuốc sẽ xâm nhập vào bộ máy tiêu hóa của sâu bệnh hạo rồi tiêu
diệt chúng.
- Tác động tiếp xúc: khi thuốc được phun sẽ thấm đi qua da
và đi vào bên trong cơ thể sâu bệnh hại và tán phá chúng.
- Tác động xông hơi: Các loại thuốc ở thể khí xâm nhập vào cơ thể
côn trùng qua các lỗ thở sau đó gây hại cho chúng.
- Tác động xua đuổi: Đối với các loại thuốc không có tính tiêu
diệt mà nó cá khả năng xua đuổi sâu bệnh hại từ bên này sang bên khác. Nhưng
cách này không thể tiêu diệt được sâu bệnh hại.
- Tác động thấm sâu: khi thuốc trừ sâu được phun lên cây hoặc ta tưới hoặc
bón cho cây từ đó thuốc sẽ hấp thụ vào bên trong và dịch chuyển đến các bộ phận
khác của cây và giết chết các loại sâu bệnh côn trùng hút chích nhựa cây.
- Tác động gây ngán: khi sâu bệnh ăn phải bộ phận của cây có nhiễm
thuốc thì sâu lập tức chán ngán và lâu ngày không ăn sẽ chết